NÂNG CAO GIÁ TRỊ CHO NÔNG SẢN ĐẮK LẮK
NÂNG CAO GIÁ TRỊ CHO NÔNG SẢN ĐẮK LẮK
![]() |
Sầu riêng Đắk Lắk có chất lượng tốt nhưng chưa tạo được thương hiệu trên thị trường. Trong ảnh: Một vườn sầu riêng tại thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar. |
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với tiêu Đắk Lắk, khi người nông dân rất khó khăn trong việc bán trực tiếp sản phẩm cho DN xuất khẩu mà phần lớn phải qua thương lái. Với chất lượng tốt, tiêu sản xuất tại địa phương đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Singapo và Nhật Bản, nhưng sản phẩm cũng chủ yếu là tiêu hạt. Trong khi đó, một số nông sản khác như cao su, sắn, điều… thì thị trường tiêu thụ chủ lực là Trung Quốc nên thường bị ép giá, kim ngạch xuất khẩu suy giảm khi thị trường này gặp biến động hoặc phải cạnh tranh với hàng hóa của nơi khác.
|
Nông dân huyện Krông Pắc thu hoạch cà phê liên kết với Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi. |
Trong khi đó, ông Hoàng Vũ Quang, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho rằng, Đắk Lắk cần chú trọng vào việc tạo dựng thương hiệu cho nông sản. Bởi trong sự cạnh trạnh khốc liệt, nông sản cần được bảo hộ thương hiệu thông qua chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, chứng nhận… Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, dẫn đến tình trạng một số sản phẩm sản xuất tại địa phương nhưng lại mang thương hiệu của nơi khác. Tại Đắk Lắk, bên cạnh cà phê Buôn Ma Thuột đã có thương hiệu thì một số nông sản khác đang trong quá trình “đặt tên”, trong đó có gạo thơm Krông Ana, sầu riêng Krông Pắc, tiêu Cư Kuin hay xoài Ea Súp… Tuy nhiên, việc định hình thương hiệu nông sản vẫn còn mờ nhạt, dẫn đến hàng hóa Đắk Lắk được tiêu thụ ở nhiều nơi, nhưng thị trường không có thương hiệu để nhận diện. Theo ông Quang, để nâng cao giá trị hàng nông sản Đắk Lắk, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, người dân và DN cần quan tâm đến xây dựng thương hiệu, trong đó, nên lựa chọn một số mặt hàng có thế mạnh để tạo đột phá về sản lượng, chất lượng tốt và giá bán cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Các DN cũng cần phải đồng bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ và kiểm soát nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; đồng thời, xây dựng được hình ảnh thương hiệu thông qua việc quảng bá nông sản, phát triển hệ thống phân phối tới tay người tiêu dùng.